Thông tin cần biết
Lĩnh vực giặt ủi chuyên nghiệp còn tương đối mới ở Việt Nam, vì thế chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản về ngành này và qua đó bạn có được cái nhìn tổng quát
- Bài: Giặt khô là gì
- Bài: Tại sao phải là giặt khô? Ưu nhược điểm của phương pháp này so với giặt nước là gì?
- Bài: Vai trò của nước trong ngành giặt ủi?
- Bài: PERC, Liệu chúng có thật sự an toàn?
An toàn sức khỏe
Nếu như đã đọc bài “Giặt khô là gì“, các bạn biết được giặt khô chính là sử dụng dung môi hóa học làm nguyên liệu chính để giặt và PERC là dung môi phổ biến nhất hiện tại. PERC được phát hiện và sử dụng vào những năm 1930s và vẫn còn được sử dụng rộng rãi ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy PERC có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ở Ohashi, chúng tôi luôn thận trọng trước sức khỏe của khách hàng, nhân viên và cộng đồng xung quanh. Vì thế, chúng tôi không sử dụng PERC trong giặt khô. Thay vào đó, chúng tôi sử dụng dung môi hydrocarbon, đây chính là một trong số 4 giải pháp thay thế PERC trong giặt khô được Ủy Ban Bảo vệ Môi Trường Hoa Kỳ đề nghị. (đọc bài đầy đủ ở đây http://www.epa.gov/region2/capp/dryclean.htm )
Vì những lý do an toàn cho sức khỏe, chúng tôi muốn các bạn đọc bản báo cáo được lược dịch này và qua đó ít nhất, các bạn có thể hỏi nhà cung cấp dich vụ giặt khô “Anh sử dụng dung môi giặt khô gì ?” . Chúng tôi hy vọng bạn sẽ không đánh đổi sức khỏe của mình để sử dụng dịch vụ giặt khô với giá rẻ
Hoặc các bạn có thể đọc bản báo cáo đầy đủ ở link này (http://www.cancer.org/cancer/cancercauses/othercarcinogens/intheworkplace/tetrachlorethylene-perchloroethylene)
Percholoroethylene còn có tên khác là Tetraclorehylene, PERC là dung môi được phát minh từ những năm 1930 và được dùng rộng rãi trong lĩnh vực giặt khô. Nó có tác dụng tẩy các vết bẩn có nguồn gốc từ dầu mỡ mà không gây ảnh hưởng tới sợi vải. Ngoài ra, Perc còn có công dụng tẩy rửa bề mặt kim loại, giúp chúng sáng bóng hơn Perc hay Tetrachlorethylene tồn tại ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng nhưng dễ dàng bay hơi. Chúng hiện diện khắp nơi, ở trong đất, nước, không khí và cả trong thực phẩm hàng ngày của chúng ta, dĩ nhiên với một lượng rất nhỏ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, một điều chắc chắn là chúng ta tiếp xúc hàng ngày một lượng nhỏ chất này. Tuy nhiên, phần lớn các chất ngày đều được thải ra ngoài khi chúng ta thở (một lượng nhỏ vẫn tồn tại trong cơ thể và chuyển hóa thành các chất khác và thải ra ngoài trong cơ thể thông qua bài tiết) Thực tế là chúng ta vẫn tiếp xúc với PERC hàng ngày ở một lượng nhỏ, và ở mức độ này, chúng gần như không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Hàm lượng tiêu chuẩn PERC có trong nước do Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường (EPA) và Cơ quan Thẩm Định Thuốc và Thực Phẩm (FDA) chấp nhận là 0.005mg/L. Theo Ủy Ban An Toàn và Sức Khỏe Lao Động, Hàm lượng PERC không được vượt quá 100 ppm trong 8 tiếng làm việc và tiếp xúc tối đa 300 ppm trong vòng 5 phút Theo cơ quan ung thư của Mỹ (American Cancer Society), Perc có mối liên hệ mật thiết tới khả năng cao mắc bệnh ung thư ở các đường tiêu hóa (gồm ruột, thực quản, dạ dày, gan) và ung thư thận. đọc thêm Chúng ta tiếp xúc với Percholoethlene như thế nào?
Percholoethelene ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe chúng ta?