Percholoethlene (hay Perc)
Percholoroethylene còn có tên khác là Tetraclorehylene, PERC là dung môi được phát minh từ những năm 1930 và được dùng rộng rãi trong lĩnh vực giặt khô. Nó có tác dụng tẩy các vết bẩn có nguồn gốc từ dầu mỡ mà không gây ảnh hưởng tới sợi vải.
Ngoài ra, Perc còn có công dụng tẩy rửa bề mặt kim loại, giúp chúng sáng bóng hơn
Chúng ta tiếp xúc với Percholoethlene như thế nào?
Perc hay Tetrachlorethylene tồn tại ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng nhưng dễ dàng bay hơi. Chúng hiện diện khắp nơi, ở trong đất, nước, không khí và cả trong thực phẩm hàng ngày của chúng ta, dĩ nhiên với một lượng rất nhỏ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do đó, một điều chắc chắn là chúng ta tiếp xúc hàng ngày một lượng nhỏ chất này. Tuy nhiên, phần lớn các chất ngày đều được thải ra ngoài khi chúng ta thở (một lượng nhỏ vẫn tồn tại trong cơ thể và chuyển hóa thành các chất khác và thải ra ngoài trong cơ thể thông qua bài tiết)
Percholoethelene ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe chúng ta?
Thực tế là chúng ta vẫn tiếp xúc với PERC hàng ngày ở một lượng nhỏ, và ở mức độ này, chúng gần như không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Hàm lượng tiêu chuẩn PERC có trong nước do Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường (EPA) và Cơ quan Thẩm Định Thuốc và Thực Phẩm (FDA) chấp nhận là 0.005mg/L. Theo Ủy Ban An Toàn và Sức Khỏe Lao Động, Hàm lượng PERC không được vượt quá 100 ppm trong 8 tiếng làm việc và tiếp xúc tối đa 300 ppm trong vòng 5 phút
Theo cơ quan ung thư của Mỹ (American Cancer Society), Perc có mối liên hệ mật thiết tới khả năng cao mắc bệnh ung thư ở các đường tiêu hóa (gồm ruột, thực quản, dạ dày, gan) và ung thư thận.
Invalid Displayed Gallery
Theo chương trình phòng chống chất độc quốc gia (NTP) ở Mỹ bao gồm các cơ quan Viện nghiên cứu sức khỏe (NIH), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật và Cơ quan Thẩm Định Thuốc và Thực Phẩm (FDA) thì PERC được xếp vào “có nguyên nhân rõ ràng về khả năng gây ung thư tới con người”
Vậy, làm thế nào nhận biết chúng ta đang tiếp xúc với PERC vượt quá mức cho phép?
Theo cơ quan ung thư của Mỹ, PERC có thể gây ra hiện tượng di ứng khi tiếp xúc với da. Hàm lượng PERC vượt quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng dị ứng, nóng rát ở mắt, da, mũi, cổ họng. Một vài hiện tượng khác là tiêu chảy, đau đầu, gây khó khăn khi nói và đi lại,….
Ở hàm lượng quá cao, PERC sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như: mất tập trung, uể oãi, mất nhận thức…
Chính vì những lý do trên, ngày 13 tháng 7 năm 2006, Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường Mỹ đã ra quyết định đến năm 2020 tất cả các thiết bị giặt khô sử dụng hóa chất PERC trong khu vực dân cư sẽ bị cấm sử dụng (http://www.epa.gov/region2/capp/dryclean.htm)
Các bạn có thể đọc bản báo cáo đầy đủ ở link này (http://www.cancer.org/cancer/cancercauses/othercarcinogens/intheworkplace/tetrachlorethylene-perchloroethylene)